Ngày nay, các quốc gia đều đề cao tầm quan trọng của việc bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa. Vậy văn hóa là gì? Văn hóa có đặc điểm và vai trò như thế nào trong đời sống?

1. Văn hóa là gì?

Là một khái niệm có nghĩa rộng, văn hóa là gì có thể được giải thích theo nhiều góc nhìn khác nhau. Đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, việc xây dựng văn hóa kinh doanh thời gian qua cũng có nhiều quan điểm phân biệt. Dưới đây là một số ý kiến giải thích về định nghĩa của văn hóa.

Theo UNESCO, văn hóa được cho là tổng thể sống động các hoạt động cũng như sáng tạo trong quá khứ và hiện tại. Hoạt động sáng tạo ấy đã tạo thành một hệ thống các truyền thống, giá trị và thị hiếu qua nhiều thế kỷ. Đó đều là những yếu tố xác định đặc tính riêng của từng dân tộc.

Trong khi Wiki định nghĩa rằng văn hóa gồm mọi sản phẩm của con người. Và theo đó, văn hóa bao gồm cả 2 yếu tố là khía cạnh vật thể như quần áo, nhà cửa, các phương tiện và phi vật thể của xã hội như tư tưởng, ngôn ngữ, giá trị…

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng giải thích văn hóa là toàn bộ những sáng tạo và phát minh được tạo ra vì lẽ sinh tồn và mục đích của cuộc sống như đạo đức, ngôn ngữ, chữ viết, khoa học, pháp luật, văn học, tôn giáo, nghệ thuật hay ăn, mặc, ở…

Trong cuốn Đại từ điển Tiếng việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam – Bộ Giáo dục và đào tạo xuất bản năm 1998 cũng đã định nghĩa về văn hóa rằng đó là những giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo ra bởi con người trong lịch sử.

Theo đó, có thể thấy văn hóa là tất cả các khía cạnh của cuộc sống như tư tưởng, tiếng nói, tôn giáo, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… Tất cả những yếu tố đó mang đến giá trị về mặt tinh thần phục vụ lợi ích và nhu cầu của cộng đồng.

2. Đặc điểm của văn hóa

Văn hóa có những đặc điểm sau đây:

Tính hệ thống

Đặc điểm đầu tiên của văn hóa là có tính hệ thống vì văn hóa cũng được đúc kết theo chuỗi các sự kiện, kết nối xuyên suốt theo chiều dài lịch sử đi liền với quá trình phát triển của quốc gia, dân tộc.

Tính lịch sử

Như khái niệm văn hóa là gì, văn hóa được hình thành theo chiều dài lịch sử, cho thấy quá trình sáng tạo của con người ở một khoảng thời gian dài, và thậm chí đi liền với bề dày lịch sử của nhân loại.

Tính giá trị

Văn hóa có tính giá trị ở bất kỳ một khía cạnh nào khi được nhắc tới. Có thể có tính lâu dài hoặc tính tức thời. Thế nhưng, văn hóa về cơ bản mang đến ý nghĩa tốt đẹp, thậm chí còn là thước đo chuẩn mực của con người trong cuộc sống.

Tính nhân sinh

Văn hóa có tính nhân sinh khi được xem là một hiện tượng xã hội. Có thể hiểu đây là hiện tượng được sáng tạo bởi con người, hay còn gọi là nhân tạo, không giống như các giá trị tự nhiên. Bởi vậy mà văn hóa chịu tác động của cả vật chất và tinh thần của con người.

Bên cạnh đó, cũng vì thế mà văn hóa trở thành sợi dây gắn kết giữa con người với con người, vật với vật hay người với vật. Và đây chính là ý nghĩa đậm chất nhân sinh sâu sắc nhất của văn hóa.

3. Vai trò của văn hóa

Văn hóa giữ vị trí điều tiết và đặc biệt vai trò rất quan trọng đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Có thể kể đến một số vai trò nổi bật của văn hóa như sau:

Đầu tiên, văn hóa là cơ sở để xác lập giá trị cốt lõi của mô hình, thể chế phát triển của một đất nước, một dân tộc. Những giá trị này thường được xác định, chế định trong hiến pháp, cương lĩnh của Đảng cầm quyền, Pháp luật, chiến lược phát triển của quốc gia…

Văn hóa là cơ sở để xác lập các giá trị xã hội, nền đạo đức xã hội thượng tôn pháp luật, giá trị xã hội… Đó là cơ sở để tạo nên sức mạnh mềm trong chu trình phát triển. 

Không những thế, văn hóa còn là cơ sở để xác lập giá trị của thể chế kinh tế, đạo đức kinh doanh nhằm đẩy mạnh phát triển hiệu quả và năng động, bền vững và hài hòa cả về kinh tế, môi trường và xã hội. 

Văn hóa còn có vai trò là cơ sở để xác lập hệ giá trị phát triển đi cùng với cơ chế hoạt động của từng chủ thể trong xã hội, tạo động lực nội sinh cho sự phát triển bền vững của từng chủ thể và toàn xã hội. Đó là một hệ thống mở cho mọi lĩnh vực của đời sống.

Không chỉ là cơ sở để xác lập hệ giá trị hợp tác và hội nhập quốc tế trên cơ sở nguyên tắc đặt lợi ích dân tộc – quốc gia lên trên hết, văn hóa còn là cơ sở để tạo dựng cơ chế liên kết – điều tiết sự phát triển bằng cách liên kết các giá trị giữa các chủ thể và trong toàn xã hội, hạn chế những ảnh hưởng xấu trong giai đoạn phát triển.

4. Một số khái niệm liên quan đến văn hóa

Bên cạnh việc tìm hiểu văn hóa là gì, một số khái niệm liên quan đến văn hóa dưới đây cũng rất quan trọng.

Văn hóa Việt Nam

Văn hóa Việt Nam là văn hóa của riêng Việt Nam. Trong đó, có tất cả cả giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra trong quá trình sinh sống và lao động… theo bề dài lịch sử của dân tộc Việt.

Có thể kể đến một số ví dụ về văn hóa Việt Nam như:

  • Văn hóa Văn Lang Âu Lạc: Cư dân Việt có tập quán nhuộm răng đen, ở nhà sàn, ăn trầu, dùng đồ trang sức, nam đóng khố, nữ mặc áo và váy…
  • Áo dài Việt Nam: Đây là trang phục truyền thống của Việt Nam, khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội. Lịch sử hình thành áo dài đã có từ lâu, và đây là trang phục thể hiện sự dịu dàng, kín đáo, thanh lịch của người phụ nữ Việt…

Văn hóa xã hội

Văn hóa xã hội có thể hiểu là văn hóa thuộc lĩnh vực xã hội. Tại Việt Nam, văn hóa xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Nền văn hóa này có một số đặc điểm như sau:

  • Tính chất: Tính dân tộc sâu sắc, tính nhân dân rộng rãi
  • Tư tưởng: Giai cấp công nhân đóng vai trò tiên phong, làm vai trò chủ đạo, quyết định với mục đích xây dựng xã hội độc lập, công bằng, dân chủ, văn minh…
  • Cách thức: Đẩy mạnh sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong việc kiểm soát các hoạt động văn hóa, xã hội và kế thừa giá trị văn hóa dân tộc, chọn lọc tinh hoa văn hóa để ứng dụng một cách sáng tạo tùy theo điều kiện của nước ta.

Văn hóa doanh nghiệp

Đây cũng là một khái niệm rất phổ biến liên quan đến văn hóa. Văn hóa doanh nghiệp là đời sống tinh thần của bất kỳ doanh nghiệp nào. Mỗi doanh nghiệp đều sẽ tạo dựng một nền văn hóa khác nhau tùy theo định hướng và chiến lược phát triển của công ty đó.

Thông thường, văn hóa doanh nghiệp được xem xét dựa vào quy chế công ty, slogan, giá trị cốt lõi của chính công ty đó.

Tương tự như văn hóa nói chung, văn hóa doanh nghiệp sẽ khác nhau tùy theo từng thời điểm và giới lãnh đạo có quyền điều chỉnh nội dung văn hóa doanh nghiệp để phù hợp với công ty.

Bài viết trên đây đã giải thích khái niệm văn hóa là gì, cũng như đặc điểm và vai trò của văn hóa. Hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích cho bạn đọc khi tìm hiểu về những vấn đề xung quanh văn hóa.

Rate this post
Please follow and like us: